PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một câu tục ngữ có nghĩa là “Chúng ta phải ngăn ngừa bệnh trước, chứ không phải để bệnh xảy ra rồi mới tìm kiếm giải pháp chữa bệnh “
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, Việt Nam gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Trong số 10 bệnh nhân thì có 06 bệnh nhân bị các biến chứng và đa số bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị, do người bệnh không có ý thức chăm sóc bản thân như kéo theo chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với đủ chủng loại thức ăn nhanh, không đảm bảo chất lượng, ít dinh dưỡng nhưng thừa năng lượng, kèm theo áp lực công việc và cuộc sống với tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu bất thường như giảm cân, mệt mỏi, đi tiểu đêm nhiều …thậm chí gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất thì khi đó, một là chữa trị, hai là không chữa trị và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa trị, nếu không thì đời sống con người sẽ bị thu ngắn.
Vì lẽ đó chúng ta coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng bệnh luôn được coi là hiệu quả, tiết kiệm và được ưu tiên hơn là chữa bệnh. Ngày nay việc phòng bệnh được các tổ chức y tế tuyên truyền và khuyến cáo khá nhiều. Dưới đây là 7 lời khuyên tốt cho sức khỏe và có tác dụng phòng bệnh.
Thể dục thể thao
Bất cứ lời khuyên nào liên quan tới sức khỏe đều không thể bỏ qua tác dụng của thể dục thể thao. Thói quen này giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và có tác dụng phòng ngừa hầu hết các bệnh.
Chăm lo sức khỏe tinh thần
Vui vẻ là trạng thái tâm trạng mà chúng ta hoàn toàn có thể có được và nên có. Giữ cho mình trạng thái luôn vui vẻ đồng nghĩa với việc bạn khỏe mạnh hoặc cho dù có bị bệnh gì đi nữa thì khả năng khỏi bệnh cũng cao hơn rất nhiều.
Không dùng quá nhiều tiện ích
Cuộc sống hiện đại, rất nhiều những tiện ích ra đời giúp tiết kiệm thời gian và sức lực: máy giặt, máy hút bụi, thang máy, điện thoại, máy tính… chúng trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho con người “lười” vận động, cùng với chế độ ăn ngày càng nhiều năng lượng, cơ thể trở thành cái “kho tích mỡ”, bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ. Đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh.
Dinh dưỡng cân bằng hợp lý
– Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
– Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật.
– Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
– Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
– Cần ăn rau quả hàng ngày.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
– Uống đủ nước sạch hàng ngày.
– Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
– Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với
– Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
Tiêm phòng Vắc xin
Tiêm chủng là quá trình cung cấp cho cơ thể, một chế phẩm sinh học, để đề phòng bị nhiễm bệnh. Tiêm chủng là một trong những phương pháp khoa học cũ nhất và được biết đến là biện pháp phòng chống tốt nhất. Vắc xin sởi, quai bị, viêm gan A, viêm gan B, thủy đậu, viêm màng não, viêm phổi và vi khuẩn Haemophilus influenzae đã chứng minh rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh thực sự”. Tiêm chủng đã cứu rất nhiều người và đã loại trừ rất nhiều bệnh ở người trên toàn thế giới. Và dịch bệnh đã được suy giảm khi có vắc xin. Mục tiêu của WHO đã lên kế hoạch diệt trừ bệnh bại liệt trên toàn thế giới. Tiêm chủng cũng đang được phát triển của bệnh nan y khác nhau. Nếu chúng ta không được tiêm chủng đầy đủ thì mầm bệnh có cơ hội phát triển.
Khám bệnh theo định kỳ
Việc theo dõi sức khỏe định kỳ thông qua việc khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm các nguy cơ về bệnh tiểu đường, tim mạch….Điều này giúp bạn duy trì sức khỏe một cách ổn định, giảm thiểu thời gian chi phí điều trị nếu được phát hiện và chữa trị sớm
Khi sử dụng thuốc: Nên thực hiện 4 đúng
– Đúng bệnh
– Đúng thuốc
– Đúng liều
– Đúng thời gian.
Nguồn: Sưu tầm