Câu chuyện về Hạc giấy
Câu chuyện về Orizuru (Hạc giấy)
Hạc được coi là biểu tượng của “hòa bình” (trong văn hóa Nhật Bản) và từ lâu đã được cho là mang đến một tương lai tươi sáng. Theo truyền thống từ thời đại Heian Era (khoảng 400 năm trước, khi mà thủ đô của Nhật được đặt ở Kyoto). Theo thời gian, mọi người bắt đầu gấp những con hạc giấy và cho chúng đi như một cử chỉ bày tỏ lời cầu nguyện của họ cho hạnh phúc hay may mắn. Orizuru (hạc giấy) trở thành biểu tượng của hòa bình, khi một cô bé bị phơi nhiễm bởi phóng xạ ở Hiroshima gấp những con hạc giấy với hi vọng sẽ hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh bạch cầu.
Bạn đã từng nghe kể về Sadako Sasaki chưa?
Sadako Sasaki sinh ra ở Hiroshima vào năm 1943 trong thời gian Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 xảy ra. Khi cô bé được hai tuổi, một quả bom nguyên tử đã được thả xuống Hiroshima và khiến cô bé bị phơi nhiễm bởi phóng xạ. Sadako lớn lên là một cô bé năng động và rất giỏi thể thao – cô bé học tập ở Trường tiểu học Noboricho của Thành phố Hiroshima. Vào một ngày, khoảng 10 năm sau thời điểm cô bé bị phơi nhiễm bởi phóng xạ, cô bé được chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và phải nhập viện.
Lời cầu nguyện được thể hiện qua một nghìn con hạc.
Trong khi Sadako đang ở trong bệnh viện, cô bé được tặng một con hạc giấy. Kể từ đó Sadako bắt đầu tự gấp những con hạc, sử dụng bất cứ mảnh giấy nào mà cô bé có thể tìm thấy. Thậm chí khi những mảnh giấy quá nhỏ – quá khó để gấp bằng tay, cô bé đã sử dụng kim tiêm để gấp chúng. Từng con một, cô bé gấp từng con hạc giấy (orizuru) với khát vọng được sống, cùng với niềm tin rằng khi cô gấp đủ một nghìn con hạc giấy, cô sẽ hồi phục hoàn toàn. Lời cầu nghuyện của cô bé không được đáp lại, và sau tám tháng chiến đấu giành lại sự sống, cô bé ra đi trong bệnh viện.
Orizuru (hạc giấy) như một biểu tượng của hòa bình.
Câu chuyện có thật dẫn đến việc xây dựng “Tượng đài hòa bình của trẻ em” tại Hiroshima Peace Memorial Park. Câu chuyện của Sadako đã lan rộng khắp thế giới, và orizuru (hạc giấy) trở thành “biểu tượng của hòa bình hay hi vọng”
Nguồn: https://olympics.com/tokyo-2020/en/games/peaceorizuru/